Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

HƯỚNG DẪN CHỌN MUA MÁY LẠNH TỪ A-Z



HƯỚNG DẪN CHỌN MUA MÁY LẠNH. NHỮNG KIẾN THỨC KHÔNG THỂ BỎ QUA??!!

 

    Trên thị trường điện máy hiện nay, máy lạnh có 2 loại gồm loại thường (Non-inverter) và loại tiết kiệm điện (Inverter). Tùy theo nhu cầu sử dụng, đặt biệt là điều kiện kinh tế cho phép mà chúng ta sẽ chọn lựa dòng máy lạnh phù hợp. Nếu kinh tế hơi eo hẹp và nhu cầu sử dụng không nhiều, muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì bạn có thể chọn máy thường (Non - inverter).Còn nếu bạn có đủ điều kiện để có thể đầu tư lâu dài cho một chiếc máy lạnh thì cứ Inverter mà chọn, sử dụng vừa sướng lại vừa tiết kiệm điện, bên cạnh đó còn có nhiều chức năng khác đáng bát cơm đồng tiền bỏ ra



   Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm của 2 dòng máy lạnh này và một số lưu ý khi lựa chọn mua máy lạnh nhé

A. DÒNG MÁY TIẾT KIỆM ĐIỆN (INVERTER)
1. Ưu điểm:
   Nói đến Inverter là trước tiên phải nói đến khả năng tiết kiệm điện vốn là sở trường của dòng này.
Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 90% điện năng so với loại máy cùng công suất nhưng ko có khả năng tiết kiệm điện (dòng Non-Inverter).
Về khoản tiết kiệm điện này nếu so sánh với số tiền thanh toán hằng tháng chỉ bằng 1/3-1/2 so với dòng Non-Inverter thông thường.


   Cái này nhà nào đã từng xài cả 2 điều hòa chắc chắn là tâm đắc nhất.
Mức tiết kiệm điện tùy thuộc phải bộ board mạch được thiết kế kèm theo đồng bộ.
   Hiện nay về máy lạnh dân dụng thì các dòng cao cấp nội địa Nhật bản có hiệu suất cao nhất (ở VN hiện có: Daikin Arusara và tương lai là hàng của Panasonic).
   Tất nhiên nhìn vào giá của nó cũng khiến nhiều người giật mình.
Điều đáng chú ý nhất là khả năng duy trì nhiệt độ phòng cực kì ổn định.
Luôn duy trì được mức temp được Set sẵn trên Remote (chênh lệch từ 0.1-1.5 độ).
   Điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi xài công nghệ này.
   Đặc biệt là luôn tạo không khí dễ chịu và máy vận hành ở mức êm, yên ắng nhất ngay cả khi bạn ngủ, đó là tiện ích tuyệt vời nhất của điều hòa này.
   Đa số các máy đều có thêm các tính năng như khử mùi (plasma), tạo ra những ion giúp cho bầu không khí trong phòng bạn trở nên dễ chịu hơn, rồi cả xua muỗi...
   Ngoài ra các dòng cao cấp nhất (chỉ dành cho các model cao cấp Nhật Bản) còn có tính năng tự vệ sinh lưới lọc gió hoặc gắn có cả bộ phận cung cấp gió ngoài lấy Oxy ngoài (gió tươi).
Rất thích hợp cho người dùng nhạy cảm về nhiệt độ và cho những bé sơ sinh hoặc người già (nhiệt độ an toàn cho bé ở mức 28-29 độ C luôn luôn chính xác)
Cho phép chạy ở mức 120 - 125% công suất khi phòng chưa đủ lạnh.
Sau khi đủ lạnh thì sẽ giảm ở mức 55-75% công suất tùy theo bộ biến tần kiểm soát.
Chính vì có khả năng OverLoad cao nên máy sẽ dễ hỏng hóc hơn nếu chạy lâu trong tình trạng nhiệt độ phòng không xuống nổi (hoặc vô tình Set Temp trên Remote ở mức quá thấp ~ 16-18 độ C, do phòng ngủ không bao giờ xuống nổi 22 độ C nên dù Set dưới mức này cũng vô dụng).
Hiểu nôm na ra là bạn đặt yêu cầu lạnh hơn nữa nhưng máy chạy PowerFul hoài không nổi thì bộ Board sẽ mau hư.
Đây cũng là chú ý cho người sử dụng kẻo mua máy Inverter về cứ kéo rẹt nhiệt độ xuống như máy thường là rất hại máy.
2. Khuyết điểm:
   Không có khả năng chạy mức quá tải trong thời gian quá lâu. Không cho phép chạy trong phòng có điều kiện quá tải so với công suất máy.
Khả năng tiết kiệm điện chỉ thấy được 1 khi phòng đã lạnh và máy chạy ở chế độ duy trì độ lạnh đó.
Máy điều hòa Inverter chỉ hoạt động theo yêu cầu Set nhiệt độ trên Remote, tức là bạn Set nhiệt độ bao nhiêu trên đó thì máy phải chạy PowerFul một cách mù quáng để đạt được tới nhiệt độ trên Remote rồi nó mới phát huy được khả năng tiết kiệm điện.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc là điều kiện phòng ốc như thế nào thì phải đi đúng với công suất máy tương ứng.
   Do đó bạn chỉ có quyền lắp máy đúng hoặc dư công suất khoảng 0.5HP theo thể tích phòng + điều kiện nhiệt độ bên trong phòng.
Thành ra nếu bạn lắp máy điều hòa có công suất nhỏ vào phòng quá lớn thì khả năng tiết kiệm điện của máy sẽ gần như ở mức 0%, thậm chỉ khả năng hư hỏng và hao điện cũng sẽ cao hơn ở mức bình thường (lúc này, bạn nào học vật lý cũng hiểu được vì máy có 2 quy trình biến đổi điện trước khi cho máy nén chạy.
Khả năng sửa chữa khi có hỏng hóc là khó, nếu hỏng board thì hầu như chỉ có thay mới, giá thay vào tầm 2-3 tr. Tuy nhiên, để tránh bị mất tiền oan, hiện giờ các hãng đều cho phép checks mã lỗi bằng điều khiển, sau đó gọi cho hãng để được hỗ trợ.
Nhưng nghe đâu 1 số khách hàng đã làm theo cách này và phải chờ đợi khá lâu để được hỗ trợ, giữa cái nóng như thế này thì chờ đợi là không hạnh phúc
Giá đầu tư ban đầu cao, thường là gấp rưỡi so với hàng điều hòa thường cùng cấp
Công tác lắp đặt yêu cầu đúng chuẩn. Cục nóng nên được che nắng mưa vì nó có board điện tử ở đây.
Các công tác bảo trì đơn giản như thổi bụi, rửa dàn nóng... Cần được tiến hành định kỳ và rất cẩn thận kẻo dễ bị hỏng phần điện tử (bị ngấm nước...)
B. DÒNG MÁY LẠNH THƯỜNG (NON-INVERTER)
I/ ƯU ĐIỂM
   Cấu tạo đơn giản, chịu quá tải tốt, bền.
Lắp đặt dễ hơn một chút. Có thể không che nắng mưa cho cục nóng mà không ảnh hưởng nhiều đến thiết bị.
Giá đầu tư rẻ.
Hư hỏng dễ sửa, giá sửa rẻ
Có thể lắp không đồng bộ cục nóng hãng này với cục lạnh hãng khác. Tất nhiên có một vài mẹo nhỏ ở đây
II/ NHƯỢC ĐIỂM
Tiền điện có thể gây sốc. Nhất là nhà nào chưa lắp điều hòa bao giờ.
Nhiệt độ phòng không ổn định được như điều hòa Inverter. Đó là do cơ chế hoạt động đơn giản, chỉ có 1 mức công suất của nó.
Độ lạnh thổi ra luôn gắt hơn so với máy Inverter (do bản chất Non-Inverter luôn luôn chạy 100% công suất máy). Do đó sẽ gây cảm giác lạnh khô và rất dễ dị ứng với người hay mẫn cảm nhiệt độ.
Do máy luôn chạy ở tình trạng 100% nên gió thổi ra kèm theo sẽ ở mức khoảng 18-22 độ C. Cho nên vị trí đặt của máy tốt nhất nên hạn chế gió thổi trực tiếp vào người khi ngủ.
Vì gió lạnh thổi khoảng thời gian dài dễ bị viêm họng cho người lớn và viêm phổi cho trẻ em (bạn càng để gió ở mức thấp hơn thì hơi lạnh sẽ càng nhiều hơn)
Đây là dòng máy Non-Inverter nên lúc bắt đầu khởi động máy nén sẽ có dòng Ampe cực cao xuất hiện. Nó dẫn đến hệ lụy là phải xài dây cấp, aptomat, ổn áp cho máy phải cao hơn máy inverter cùng công suất.

   LỜI KHUYÊN KHI SỬ DỤNG
Các lưu ý chính khi dùng cho máy đã nêu ở mục đầu.
Chịu khó vệ sinh theo định kỳ. Cái này có thể tự làm dc. (Dàn lạnh, tháo lưới lọc vệ sinh hàng tuần, hàng tháng; dàn nóng xịt nước rửa bụi hàng quý)
Tuy nhiên vệ sinh máy lạnh trọn gói hiện nay có giá thành giao động trong khoảng 200K, liên hệ thợ đến họ vệ sinh dàn nóng + dàn lạnh cho kỹ lại còn được bảo hành
   NẾU NHÀ CÓ NGƯỜI GIÀ VÀ TRẺ NHỎ
Nên mua điều hòa Inverter vì chỉnh nhiệt tốt và không bị ảnh hưởng nếu set nhiệt độ cao.
Nên chỉnh điều hòa ở mức 28-29 độ, buổi trưa có thể chỉnh 30 độ nếu ngoài trời 40 độ.
Đừng giữ phòng quá kín, nhiều nhà chặn luôn cả khe hở phía dưới của cửa chính, điều đó là thực sự không nên, hãy tạo thông gió vừa phải.
Với mức đầu tư thông thường, các bạn không thể mua dc dòng có cung cấp gió tươi nên các bạn phải lưu ý là điều hòa ở mức tiền này chỉ là điều hòa nhiệt độ chứ không được gọi là điều hòa không khí.
Các bé cần nhiều ô xy, nếu nhà quá kín hoặc ko có thông gió, nồng độ cacbonic trong nhà rất cao, làm giảm sức khỏe và đề kháng của các bé.
Nên mua thêm quạt 5 cánh loại có điều khiển ( loại này chạy rất êm, có chế độ gió thoảng), vừa đảo không khí vừa tạo độ mát vừa phải.
Tất nhiên không cần bật quạt vù vù, nhưng sự kết hợp của quạt nhẹ hoặc gió thoảng là cần thiết, vì điều hòa không thể làm mát đều tất cả các chỗ trong phòng được, những chỗ ở phía dưới dàn mát luôn nóng hơn một chút, các bé chơi đùa thì không thể tránh khỏi di chuyển tới nhiều chỗ của phòng.
Chỉnh cánh gió hướng ngang hoặc chỉnh sao cho không để hơi lạnh phả trực tiếp vào chỗ của bé.
Thường xuyên rửa lọc gió của dàn lạnh. 2 tuần 1 lần.
Nếu điều hòa inveter, có nút chỉnh mid dry thì nên bật, chế độ này hút ẩm vừa phải, nên rất tốt cho bé.
Với các gia đình dùng điều hòa thường cần tạo độ ẩm trong phòng bằng cách đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ.
Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.
   KINH NGHIỆM CHỌN MÁY LẠNH
Chọn máy điều hòa 2 cục thông thường các bạn dựa vào các tiêu chí sau:
Đầu tiên phải kể đó đó là giá thành và chi phí ban đầu
Bao gồm cả công và vật tư phụ lắp đặt (cho mỗi máy trung bình phải cộng thêm tầm 200 ngàn/ 1m ống.
Ví Dụ: dự định chỉ có 10tr thì tiền máy chỉ dc vào tầm tối đa 9tr. Cái này đa số người VN mình toàn có nhầm, sinh ra cố, tất nhiên là cố được thôi, nhưng các bạn nên sơ sơ mà tính trước khi mua máy thì hay hơn!). Tiêu chí này đưa lên hàng đầu vì đầu tiên là tiền đâu!
Kíchthước, điều kiện cụ thể của phòng, vị trí lắp đặt. Dây càng xa, vị trí càng khó thì tính thêm tiền vào đấy.
Có ưu tiên 1 chiều, 2 chiều, trẻ nhỏ....
Có ưu tiên về thương hiệu, độ sang trọng...
Có ưu tiên về không gian, ví dụ có thể xài điều hòa Multy; VRV cho các nhà chung cư hoặc biệt thự....
   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MUA MÁY
Bước 1: Xem phong thủy và xem kích thước ở vị trí đặt cục nóng, cục lạnh. Áng chừng xem cần bao tiền công và vật tư phụ.
Bước 2: Xem tiếp các tiêu chí ở trên, rồi tính xem nhà mình cần máy bao nhiêu Hp. Sau đó coi túi giờ còn bao tiền nữa (hoặc tính trả góp thì tùy).
Vô website các hãng mà chọn các model phù hợp. Kết hợp với anh Google nữa khảo giá một số model, note vào đấy. Ưu tiên hàng thương hiệu như Toshiba, Pana, Daikin, Mitsu Heavy... Tất nhiên là còn tùy vào tiền nữa!
Bước 3: Bước này xài cái Phone mà call cho các chỗ xem chỗ nào rẻ nhất, điều kiện lắp đặt, bảo hành chấp nhận dc, thì xác nhận vào.
Giá web thì vô vàn, đã mua thì phải call chứ đừng có chằm chằm nhìn vào giá web.
Nhiều bạn cứ ngó cái giá kèm cả đống khuyến mãi linh tinh ở các siêu thị rồi chê giá cao là không phải.
Điều hòa thì khâu lắp đặt quan trọng đấy, máy tốt mà không biết lắp thì cũng toi. Với máy cần hút chân không thì phải hỏi rõ luôn nhé.
Bước 4: Nếu còn thắc mắc có thể lên các diễn đàn hỏi thêm. Nếu được rồi thì đặt hàng và chờ thôi!
Bước 5: Khi đã order hàng về nhà rồi thì kiểm tra mã hàng mua có đúng với số biên nhận và hàng đem tới không.
Đồng thời kiểm tra luôn phiếu bảo hành của hãng (vì siêu thị chỉ là trung gian bán thôi chứ trách nhiệm bảo hành vẫn là của hãng khi đã quá 3-7 ngày sử dụng).
Do khách hàng không biết điều này nên bị đùn đẩy trách nhiệm từ bên trung gian sang hãng là vậy.
Vì điều này bạn sẽ biết xuất xứ rõ ràng của đồ bạn mua là ở đâu, date bao nhiêu, còn bảo hành gốc của hãng hay không (hoặc là bảo hành cửa hàng - siêu thị).
Khi lắp đặt thì giám sát chặt chẽ, kẻo thợ lắp lúc nóng bức quá cố mà ăn bớt công đoạn thì sau chính bạn mới khổ.
   CHỌN CÔNG SUẤT MÁY PHÙ HỢP VỚI KÍCH THƯỚC PHÒNG
Phòng nhỏ dưới 30m3: Non-inverter: 0.75HP, inverter 0.75HP - 1HP.
Phòng 30-36m3: điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 1.0HP cho Inverter lẫn Non-Inverter. Có nắng chiếu, tường hoặc trần nóng khi sờ tay vào---> xài 1.5Hp inverter
Phòng 36-55m3: điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 1.5HP cho Inverter lẫn Non-inverter. Có nắng chiếu, tường hoặc trần nóng khi sờ tay vào---> xài 1.5Hp-2Hp inverter
Phòng 55-80m3: điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 2.0HP cho Inverter lẫn Non-inverter. Có nắng chiếu, tường hoặc trần nóng khi sờ tay vào---> xài 2-2.5Hp inverter
Phòng 80-110m3: điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 2.5HP cho Inverter lẫn Non-inverter.
Nếu điều kiện phòng bị nắng trưa chiếu ảnh hưởng bởi bất kì hướng nào trong phòng (kể cả trần la phông mà ko cách nhiệt) thì cứ tính theo giá trị mét vuông (m2) ở mức 3m x 4m = 12m2 thì cộng thêm 0.5HP cho inverter. Nếu không thì nên xài non- inverter.
Nếu điều kiện phòng là kinh doanh Internet hay phòng hội họp có số người đông thì tính 10 người hoặc 10 máy tính (1 máy tính là 1 người, nếu Combo máy tính có người xài thì tính là 2 chứ ko phải là 1) = 1.0HP.
Nếu điều kiện phòng xung quanh toàn là vách nhôm thì cứ tính thất thoát nhiệt theo 2 vách nhôm có diện tích 4m x 4m = 0.5HP bù thêm cho máy là OK.

 Tổng hợp kiến thức!!

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐIỀU HÒA TIẾT KIỆM VÀ AN TOÀN CHO SỨC KHỎE. 9 SAI LẦM BẠN CÓ THỂ CHƯA NHẬN RA!!


CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐIỀU HÒA TIẾT KIỆM VÀ AN TOÀN CHO SỨC KHỎE. 9 SAI LẦM NGỚ NGẨN CHƯA CHẮC AI CŨNG BIẾT!!

       Hôm nay tại, Hà Nội nhiệt độ vượt qua ngưỡng 400C, với thời tiết nắng nóng oi bức như hiện nay ,việc sử dụng máy lạnh là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, ngoài những tiện ích tích cực mà nó mang lại, việc sử dụng điều hòa vào những tháng nắng nóng này cần phải cẩn thận và bạn nên trang bị một số kiến thức để tránh khỏi bị sốc nhiệt, thậm chí là có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa.Hôm nay, mình sẽ tổng hợp những sai lầm ngớ ngẩn trong việc sử dụng máy điều hòa, giúp bạn và gia đình tiết kiệm chi phí tiền điện và an toàn cho sức khỏe! 

 

1 . Để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp
     Bạn rất dễ bị sốc nhiệt và cảm lạnh nếu nhiệt độ phòng lạnh chênh lệch quá cao so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,…Thông thường nhiệt độ chênh lệch không quá 7-10 độ là hợp lý. Ví dụ như ở ngoài trời 35 độ thì trong phòng lạnh bạn nên để nhiệt độ ở 25 độ. Khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi,  chúng ta không nên bước vào phòng điều hòa ngay để tránh nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. Hãy cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do phải thường xuyên điều chỉnh để thích ứng với nhiệt độ. Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, bạn nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. 
2. Tăng giảm nhiệt độ liên tục để tiết kiệm điện
      Nhiều người có thói quen tăng giảm nhiệt độ liên tục hoặc tắt bật liên tục vì nghĩ rằng như vậy là tiết kiệm điện. Trên thực tế việc điều chỉnh quá nhiều thông số cài đặt chỉ khiến làm đảo lộn quá trình vận hành thông thường của máy. Hầu hết các máy điều hòa đời mới hiện nay đều có bộ phận cảm biến nhằm mục đích duy trì mức nhiệt ổn định, không quá lạnh hoặc quá nóng. VÌ vậy, việc tự điều chỉnh bằng tay là không thực sự cần thiết


.Ngoài ra, bạn tắt điều hòa khi rời phòng trong thời gian ngắn, rồi lại bật lên khi vào phòng lại cũng gây tốn điện hơn dự tính bởi máy phải khởi động nhiều lần. Điều đáng quan tâm nữa là thao tác này còn khiến điều hòa dễ bị hỏng hơn so với bình thường 





3. Làm việc trong phòng máy lạnh liên tục 
     Một điều quan trọng là các bạn không nên ở lâu trong phòng máy lạnh quá 8 tiếng liên tục. Bởi điều này rất dễ mắc phải những căn bệnh về da như khô da, hoặc những căn bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng... 
4. Đóng kín các cửa phòng lạnh suốt ngày
    Một căn phòng không có lỗ quạt thông khí thì bầu không khí lạnh rất dễ bị nhiễm khuẩn, tích tụ nhiều khí CO2 nếu trong một thời gian không được làm mới. Một sự thật ít ai nhận thấy là không khí trong các phòng điều hòa đóng kín thường độc hại hơn gấp từ 2-4 lần so với không khí ngoài trời.. Vì vậy chúng tôi khuyên các bạn nên mở cửa để lấy một bầu không khí mới từ bên ngoài mỗi 3 - 5 tiếng nếu căn phòng kín.

 Nếu có điều kiện các bạn nên lắp quạt thông gió cho căn phòng lạnh là tốt nhất. Khi mua máy điều hòa cũng nên chọn những dòng máy điều hòa thế hệ mới, trang bị thêm các chức năng lọc khí và diệt khuẩn cho không khí. 


5. Vào ngay phòng lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng về
     Khi bạn mới ở ngoài trời nắng nóng về, hoặc mới luyện tập thể thao...cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều, vì vậy bạn nên ở phòng ngoài một thời gian cho cơ thể bình thường trở lại sau đó mới được vô phòng lạnh. Nếu bạn vô đột ngột rất dễ khiến cơ thể cảm lạnh. Ngoài ra mạch máu khi chúng ta hoạt động thể thao hay đi ngoài trời nắng nóng... bị giãn ra, nếu chúng ta vào phòng lạnh ngay sẽ khiến các mạch máu co lại đột ngột. Nếu người có thể trạng yếu có thể bị đột quỵ 
6. Không sử dụng quạt trần 
Gió quạt trần luôn luôn đều khắp phòng, tạo ra không khí thoáng đãng như gió trời, rất dễ chịu, tốt hơn nhiều loại quạt đứng. Quạt đứng gió chỉ mát được ở những nơi nó thổi đến.Nhiều người cho rằng điều hòa có thể thay thế hoàn toàn cho việc sử dụng quạt truyền thống. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc gắn quạt trần cùng với điều hòa sẽ tăng hiệu quả lên rất nhiều






7. Không quan tâm bảo trì máy điều hòa 
     Đối với các thiết bị điện sau một thời gian sử dụng thường có những hư hỏng và hao tổn nhất định.Dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh thường bị bám bụi khiến cho máy lạnh hoạt động yếu và hao tổn như: yếu lạnh, thời gian làm lạnh lâu, tốn điện.Ngoài ra sự bám bụi ở dàn lạnh làm cho vi khuẩn dễ phát sinh sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.Vì vậy, nếu thực hiện tốt bước này bạn có thể tránh được rất nhiều thứ. 
8. Mua máy cũ để tiết kiệm 
     Việc bỏ ra số tiền đáng kể để mua điều hòa mới không dễ dàng, vì vậy, nhiều gia đình tìm mua máy cũ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải bỏ nhiều hơn số tiền đã tiết kiệm để trả tiền điện do điện năng tiêu thụ cao hoặc phải bảo trì, sửa chữa do máy đã qua sử dụng thời gian dài.Ngoài ra, hiệu suất làm mát của máy cũ không cao do động cơ yếu, không đạt độ mát như mong muốn mà còn hao tốn điện.Theo các chuyên gia, điều hòa nên được thay mới sau 10 năm sử dụng. Máy mới có thể giúp bạn giảm chi phí làm mát từ 30-50%, bù vào số tiền bạn bỏ ra mua mới ban đầu. Máy cần được bảo trì thường xuyên, làm sạch và giữ lỗ thông khí luôn thông thoáng, thay bộ lọc ít nhất 2 tháng/ lần 
9.Kích thước điều hòa không phù hợp với diện tích 
     Nhiều người cho rằng điều hòa càng lớn thì công suất thì càng tốt. Nhưng trên thực tế máy điều hòa không khí quá lớn sẽ không ngừng chu kỳ và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ không thoải mái. Nếu bạn cần một máy điều hòa không khí mới , hãy lựa chọn nhà cung cấp điều hòa uy tín, nhờ họ tính toán chính xác công suất điều hòa phù hợp cho nhu cầu làm mát của diện tích nhà bạn.

Tổng hợp!